“Có thể bạn không bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành nạn nhân của một vụ hỏa hoạn. Có thể bạn luôn tin rằng mình đã an toàn ngay trong chính ngôi nhà thân yêu.

Thế nhưng, sự thật là chúng ta không bao giờ biết chắc một điều gì”.

Những sự cố hỏa hoạn đã và đang liên tục gây ra nhiều thiệt hại thương tâm về tính mạng và tài sản. Khi điều tra nguyên nhân các đám cháy, bên cạnh những lý do khách quan khó lường, chúng ta cũng thường gặp lại một số nguyên nhân quen thuộc như: không lắp đặt hệ thống báo cháy hoặc hệ thống báo cháy không hoạt động. Đặc biệt, một thực trạng phổ biến là đa phần các nạn nhân đều lúng túng và làm lãng phí thời gian ít ỏi vì không được trang bị đầy đủ các kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy.

Hãy cùng Bình An ghi nhớ, thực hành và chia sẻ những kỹ năng thoát hiểm đám cháy cực kỳ hữu ích cho mọi người trong bài viết dưới đây.


Các bước thoát hiểm cơ bản khi xảy ra cháy

Ảnh: Các bước thoát hiểm cơ bản

khi xảy ra cháy


1. Khi phát hiện ra đám cháy

Theo thống kê của UL, trên 50% vụ hỏa hoạn tại nhà sẽ xảy ra trong khoảng 11 giờ tối đến 7 giờ sáng, đỉnh điểm trong khoảng từ 2 giờ đến 5 giờ sáng, là thời gian mọi người đều đang chìm sâu trong giấc ngủ. Tỷ lệ tử vong cao nhất xuất hiện tại những ngôi nhà và chung cư không lắp hệ thống báo cháy hoặc hệ thống báo cháy không làm việc. Hơn 90% nguyên nhân tử vong đến từ việc bị ngạt khói chứ không phải là bị bỏng bởi khói trong đám cháy có rất nhiều khí độc.

Xem thêm: Vì sao nhà hiện đại cháy nhanh gấp 6 lần so với 40 năm về trước?

Do vậy, nếu bạn chợt tỉnh dậy và phát hiện nhà mình đang có cháy, hãy:

– Ngay lập tức đánh thức mọi người xung quanh.

– Tìm cách dập lửa bằng nước, bình chữa cháy… . Tuy nhiên chỉ thử dập lửa khi đám cháy nhỏ, tránh lãng phí thời gian thoát nạn của mình.

– Trong trường hợp đã nhiều khói, lấy khăn thấm nước bị mũi miệng để lọc không khí; thấm ướt chăn hoặc áo để choàng lên người.

– Gọi số cứu hỏa khẩn cấp 114

(Lưu ý: gọi 114 hoàn toàn miễn phí và không cần mã vùng)


2. Trên đường thoát hiểm

– Luôn nhớ tìm lối thoát hiểm theo cầu thang bộ, mái nhà, ban công, cửa sổ tầng thấp. Tuyệt đối không được sử dụng thang máy, tránh việc bị kẹt lại bên trong khi điện bị ngắt.

– Bịt mũi, miệng bằng khăn ướt, đi khom lưng, cúi thấp người, thậm chí bò thấp dưới sàn khi di chuyển tìm đường thoát hiểm. Hạ thấp trọng tâm người sẽ giúp hạn chế lượng khói độc mà bạn hít phải.

– Trên đường di chuyển, nếu gặp cửa cần mở, phải quan sát xem có thể mở hay không vì rất có thể đằng sau cánh cửa đó là đám cháy.

+ Quan sát bằng cách kiểm tra có làn khói chui vào qua các khe cửa không, có khói bốc lên từ phía dưới cửa không.

+ Nếu không, kiểm tra tiếp bằng cách đặt mu bàn tay lên tay nắm cửa hoặc cánh cửa. Nếu nơi tiếp xúc ấm hoặc nóng, không được mở cửa. Hãy tìm đường khác (cửa sổ, ban công…). Nếu nơi tiếp xúc mát và không có khói tràn qua khe cửa, hãy mở cửa thật chậm. Nếu không có khói, hãy tiếp tục thẳng tiến đến vị trí thoát hiểm.

Lưu ý: Phải kiểm tra nhiệt bằng cánh đặt mu bàn tay lên tay nắm cửa để nếu vật tiếp xúc có nhiệt nóng, chúng ta sẽ rụt tay lại. Còn nếu sử dụng lòng bàn tay, theo phản xạ tự nhiên, tay chúng ta sẽ co lại, vô tình nắm chặt vật tiếp xúc hơn, gây ra bỏng.

Kiểm tra nhiệt sau cánh cửa bằng mu bàn tay trước khi mở cửa

Ảnh: Kiểm tra nhiệt sau cánh cửa bằng mu bàn tay trước khi mở cửa

– Trên đường di chuyển, nếu có thể, hãy đóng tất cả các cánh cửa không cần thiết để cô lập và ngăn chặn ngọn lửa lan nhanh.  

– Sau khi thoát hiểm thành công, hãy kiểm tra lại số người trong gia đình bạn.

– Đặc biệt, cần nhớ, tuyệt đối không quay lại bởi ngọn lửa lúc này có nguy cơ bùng cháy dữ dội bất cứ lúc nào. Nếu vẫn còn người mắc kẹt, hãy chờ xe cứu hỏa tới.


3. Khi bị mắc kẹt trong đám cháy

– Nếu đám cháy đã khá to và lối thoát hiểm đã dày đặc khói, hãy bình tĩnh tìm một phòng có cửa sổ hoặc nếu không thể, hãy quay về phòng đóng chặt cửa. Cản khói chui vào phòng bằng cách chặn các khe hở bằng khăn trải giường, quần áo, chăn, băng dính.

– Nếu phòng bạn có cửa sổ hoặc ban công nhưng bạn lại không thể thoát ra ngoài được bằng lối đó (phòng trên tầng cao của chung cư, không có dây thoát hiểm…), hãy đứng trước cửa sổ để hít thở và vẫy khăn thu hút sự chú ý để lính cứu hỏa hoặc người xung quanh có thể dễ dàng nhìn thấy bạn.

Ảnh: Trong trường hợp bị mắc kẹt, hãy ra cửa sổ

và vẫy khăn thu hút sự chú ý (Nguồn: WikiHow)

– Trong trường hợp quần áo của bạn bị bén lửa, hãy bình tĩnh nằm xuống đất, lăn qua lăn lại để dập lửa, tránh hoảng loạn chạy vòng quanh khiến lửa lan nhanh hơn.


4. Những điều cần lưu ý để phòng tránh nguy cơ hỏa hoạn

• Xem thêm: Hỏa hoạn chung cư và những kiến thức cần biết về phòng cháy chữa cháy

– Khi vào bất kỳ chung cư, khách sạn, hãy luôn chú ý đến kết cấu, sơ đồ tòa nhà, vị trí từ phòng bạn đến các cầu thang, lối thoát hiểm, cửa sổ, ban công…

Luôn chú ý đến kết cầu tòa nhà để tìm lối thoát hiểm

Ảnh: Luôn chú ý đến kết cầu tòa nhà để

tìm lối thoát hiểm (Nguồn: WikiHow)

– Thường xuyên kiểm tra cầu thang bộ và lối thoát hiểm để chắc chắn rằng cửa luôn mở được dễ dàng.

– Hãy luôn trang bị dây thoát hiểm cho các tầng cao. Tuy nhiên, dây thoát hiểm chỉ có tác dụng tốt nhất từ tầng 10 trở xuống. Nếu bạn sống ở tầng cao hơn, nên đợi đội cứu hộ đến giải cứu. Nếu bạn quyết định thoát hiểm từ tầng cao, luôn chú ý phải quay mặt về phía tòa nhà.

– Hệ thống báo cháy (đầu báo khói, đầu báo nhiệt), hệ thống chữa cháy hoạt động hiệu quả sẽ giúp làm giảm 50% thiệt hại về tính mạng khi xảy ra hỏa hoạn. Nên tùy theo kiến trúc, kích thước phòng, nhu cầu sử dụng mà lựa chọn giải pháp phù hợp và tối ưu nhất cho tòa nhà.

Hệ thống báo cháy và chữa cháy hoạt động tốt  sẽ giúp làm giảm 50% thiệt hại về tính mạng  khi xảy ra hỏa hoạn

Ảnh: Hệ thống báo cháy và chữa cháy

hoạt động tốt sẽ giúp làm giảm 50%

thiệt hại về tính mạng khi xảy ra hỏa hoạn

– Khi thoát hiểm, không nên cố gắng đem theo đồ đạc, tránh lãng phí thời gian một cách vô ích.

– Khi mắc kẹt trong đám cháy, tuyệt đối không nấp dưới giường, trốn trong tủ quần áo… vì khi đó đội cứu hỏa sẽ rất khó tìm thấy bạn.

– Không chui vào nhà vệ sinh và xả nước hay nhảy xuống bể bơi vì khi có cháy, nước có thể làm bạn bị bỏng và xả nước sẽ gây ra khói nhiều hơn.


Lời kết

Hãy lên phương án và thực hành các phương án PCCC cùng mọi người trong gia đình bạn ngay từ hôm nay, hướng dẫn trẻ các kỹ năng thoát hiểm đám cháy ngay từ bây giờ. Bởi chỉ một vài phút thực hành có thể tạo nên sự khác biệt to lớn giữa sự sống và cái chết cho bạn và những người thân yêu trong khoảnh khắc đối diện với hỏa thần.

Hotline: 0243 821 0929